Trang chủ KHÓA HỌC Kế toán mới ra trường và lời giải bài toán kinh nghiệm

Kế toán mới ra trường và lời giải bài toán kinh nghiệm

178
0
Chia sẻ

KẾ TOÁN MỚI RA TRƯỜNG VÀ LỜI GIẢI BÀI TOÁN KINH NGHIỆM

Trong khi mỗi ngày, trên các phương tiện mạng xã hội luôn có rất nhiều các tin tuyển dụng kế toán với mức lương tương đối hấp dẫn so với mặt bằng chung, thì lượng kế toán học xong thất nghiệp vẫn còn rất nhiều.

Có bao giờ bạn tự hỏi. Cùng một  ngành, cùng học một môi trường mà có người thì vừa ra trường đã có một vị trí làm việc phù hợp, có người đã có mục tiêu để phát triển mà có người lại hết lần này tới lần khác bị các nhà tuyển dụng từ chối. 

Vậy nguyên nhân thật sự là do đâu? Với một SV mới ra trường thì làm thế nào để giải bài toán kinh nghiệm từ nhà tuyển dụng?

Phương, tốt nghiệp loại khá chuyên ngành kế toán tại một trường đại học danh tiếng. Từ khi ra trường tới nay, Phương vẫn chưa có được một công việc nào. Để bù cho những khoản thời gian trống do chưa có việc làm, Phương tiếp tục học lên cao học chuyên ngành kế toán. Tại sao một ứng viên như Phương lại gặp khó khăn trong việc tìm việc làm kế toán cho mình?

Hãy xem một buổi phỏng vấn của Phương với nhà tuyển dụng

NTD: Hãy trình bày đôi điều về em?

Phương: Em tốt nghiệp loại khá chuyên ngành kế toán và hiện tại em đang học cao học về kế toán.

NTD: Em ra trường đã 1 năm rồi, từ đó đến giờ em đã làm kế toán ở đâu chưa?

Phương: Dạ, chưa. Từ khi ra trường đến giờ em chỉ tập trung vào việc học các khoá ngắn hạn về tin học, anh văn… và học cao học

Buổi phỏng vấn trôi qua một cách êm đềm và ấn tượng Phương để lại cho Nhà tuyển dụng là: “Một cô bé chăm học nhưng chưa bao giờ “hành” những điều mình học

Các nhà tuyển dụng nhận xét. Khi phỏng vấn các ứng viên cho công việc kế toán thì thấy rằng các em rất chăm học nhưng lại chưa bao giờ vận dụng những điều mình học vào thực tế. Tuy nhiên có một mâu thuẫn là để tích luỹ kinh nghiệm, người tìm việc cần có một công việc tại các doanh nghiệp, nhưng rất ít doanh nghiệp đồng ý nhận những ứng viên chưa có kinh nghiệm vào làm việc.

Vậy lối đi nào cho những bạn SV kế toán mới ra trường được gắn mác “chưa có kinh nghiệm”?

Liên, vừa tốt nghiệp kế toán ở một trường đại học danh tiếng. Liên đã trải qua 5 lần phỏng vấn tìm việc về ngành kế toán và cô đều thất bại. Liên nhận ra các nhà tuyển dụng không nhận cô vì cô chưa có kinh nghiệm làm việc. Nhận ra được vấn đề của mình, Liên lập tức đào sâu vấn đề để đưa ra giải pháp.

Liên nhận biết những yếu tố cần có của một kế toán giỏi thì đâu là kinh nghiệm, đâu là kiến thức:

_Giỏi nghiệp vụ kế toán (yếu tố này đòi hỏi cả kiến thức và kinh nghiệm)

_Cập nhật liên tục các thông tư, nghị định về thuế (yếu tố này thuộc về kiến thức)

_Thành thạo vi tính: word, excel, các phần mềm kế toán thông dụng (yếu tố này thuộc về kiến thức)

_Giải quyết vấn đề (yếu tố này thuộc về kinh nghiệm)

_Làm việc với cơ quan thuế (yếu tố này thuộc về kinh nghiệm)

Từ nhận biết trên, Liên bắt đầu định nghĩa lại làm thế nào để tích luỹ kinh nghiệm cho mình

Giỏi nghiệp vụ kế toán – tham gia các khoá ngắn hạn về kế toán để trang bị kiến thức thật vững, tìm kiếm những cơ hội dù là nhỏ nhất để biến kiến thức thành kinh nghiệm (tham gia những bài tập nhóm, cố gắng tiếp xúc càng nhiều càng tốt các thầy cô giáo tại trung tâm, biết đâu Liên sẽ có những công việc bán thời gian thú vị)

Giải quyết vấn đề – Tham gia khoá học về giải quyết vấn đề, đọc sách về kỹ năng giải quyết vấn đề, vận dụng vào cuộc sống thường ngày.

Làm việc với cơ quan thuế – Để làm tốt việc này cần sự kết hợp giữa kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề, tiếp tục học hỏi các thầy cô và bạn bè tại các khoá học ngắn hạn.

Sau khi xác định được cần phải tích luỹ kinh nghiệm về vấn đề gì, ở đâu… Liên nhận ra rằng, cần phải là thành viên của công ty nào đó rồi sau đó sẽ chứng minh khả năng để được điều chuyển vào bộ phận đúng chuyên ngành của mình

Liên quyết định xin vào vị trí chăm sóc khách hàng của công ty InKyThuatSo, một công ty chuyên về in ấn quảng cáo. Với kỹ năng giao tiếp đã được trui rèn qua các lớp ngắn hạn và sách, Liên dễ dàng được nhận vào làm Chăm sóc khách hàng cho công ty. Quá trình làm việc, Liên có cơ hội chứng minh khả năng của mình qua những lần giúp đỡ đồng nghiệp là kế toán bán hàng, kế toán kho… tổng kết sổ sách cuối tháng. Tiếng lành đồn xa, Liên được ban quản lý công ty để ý đến.Và chỉ sau 4 tháng làm việc Liên được điều chuyển qua vị trí kế toán tổng hợp. Một vị trí không phải dễ dàng cho những sinh viên mới ra trường.

Đây chỉ là thành công bước đầu nhưng cũng chứng minh được Liên đã giải thành công bài toán kinh nghiệm cho sinh viên mới ra trường.

Tại sao Liên thành công?

Thứ nhất: Liên đam mê nghề kế toán

Thứ hai: Liên không kêu ca, than vãn khi bị gắn mác “chưa có kinh nghiệm” mà biến nó trở thành bài toán để tìm lời giải

Thứ ba: Liên biết chấp nhận đi đường vòng để đạt được mục tiêu của mình.

Các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển được kế toán đã có kinh nghiệm trên 1-2 năm. Nhưng 1-2 năm này không phải là sau khi tốt nghiệp hay đã làm về kế toán trong 1-2 năm, mà là lượng kiến thức và kinh nghiệm.

Do đó vẫn có hiện tượng thừa lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và làm việc của doanh nghiệp (chưa toàn diện về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ).

Theo thống kê về lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán thì 15% các bạn mới ra trường có được việc làm đúng chuyên môn ngay, 50% các bạn đi làm tạm thời công việc không đúng chuyên ngành, 35% thất nghiệp.

Nếu bạn thuộc nhóm 15% thì xin chúc mừng bạn. Hãy không ngừng học hỏi để tiếp tục thăng tiến trên con đường nghề nghiệp của mình.

Nếu bạn thuộc nhóm 50% thì hãy mở rộng đầu óc của mình ra và biến công việc tạm thời đó trở thành những cơ hội để tích luỹ kinh nghiệm cho nghề nghiệp của mình. Cơ hội được làm việc đúng chuyên ngành sẽ đến với bạn.

Nếu bạn thuộc nhóm 35% thì hãy ngừng than vãn, hãy làm theo cách của Liên để đưa mình vào nhóm 50%. Chỉ cần quyết tâm và kiên nhẫn, nhóm 15% sẽ chào đón bạn.

Từ những vấn đề trên, bạn dễ dàng hiểu được những việc cần làm. Vấn đề học hỏi, cần học tập tại Giảng đường. Nếu học tại Giảng đường chưa đủ, phải tự mình học thêm. Học tại sách vở, học tại thực tế, học thêm các khóa học để nhận chứng chỉ Kế toán.

Về kinh nghiệm, bạn cần va chạm với nghiệp vụ thực tế. Nhưng không nhiều doanh nghiệp nhận kế toán học việc. Mà khi được vào học, hiếm có các kế toán giỏi. Nhất là kế toán trưởng lại dạy bạn các kỹ nghệ trong nghề mang đầy tính nghệ thuật như kế toán.

Thế nhưng, tại Kế toán Văn Lang, các giảng viên lại là những người sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tích lũy cả chục năm của họ cho bạn, hướng bạn đi trên con đường nghề đúng đắn.

Đăng ký học Online

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here