Trang chủ KINH NGHIỆM KẾ TOÁN 21 lỗi mà một nhà quản lý xuất sắc không bao giờ...

21 lỗi mà một nhà quản lý xuất sắc không bao giờ mắc phải

184
0
Chia sẻ

Quản trị doanh nghiệp là cả một nghệ thuật và người quản lý là một nghệ sĩ tài năng. Bên cạnh năng lực, họ còn cần đến sự khéo léo, nhanh nhạy và phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao kinh nghiệm của bản thân. Bởi chỉ cần một chút sơ suất, người quản lý có thể đưa ra những quyết định sai lầm có hậu quả nghiêm trọng, khó cứu vãn về sau. 

Theo 1 cuộc trưng cầu ý kiến gần đây chỉ ra rằng 1 nửa các nhà quản lý KHÔNG hề được đào tạo trước khi bắt đầu công việc của mình. Chính điều này càng làm cho những nhà quản lý mới thường hay gặp nhiều sai lầm hơn. 

Theo Bernard Marr – tác giả, Keynote Speaker (Diễn giả chính), đồng thời là chuyên gia về dữ liệu và kinh doanh hàng đầu thì đa phần, những ông chủ tồi tệ nhất thế giới đều có rất nhiều điểm giống nhau và tất cả những sai lầm phạm phải hầu hết đều nằm trong số 21 lỗi dưới đây. Nếu đang là một ông chủ hay một Manager thì bạn cũng nên đọc hết danh sách này với một tâm trí cởi mở và sẵn sàng thay đổi bản thân nếu muốn có những bứt phá lớn hơn trong sự nghiệp

1. Giao tiếp kém. Không thể duy trì cuộc trò chuyện thoải mái, chân thành với nhân viên và khó diễn đạt hoặc diễn đạt một cách rất khó hiểu ý kiến của mình.

2. Yêu bản thân thái quá. Luôn đề cao chính mình và coi mình là trung tâm của mọi cuộc trò chuyện. Nếu công ty là một vũ trụ thu nhỏ thì họ coi bản thân là Mặt Trời.

3. Quá tiểu tiết. Can thiệp vào tất cả các nhiệm vụ của nhân viên, cho dù lớn hay nhỏ. Họ cầu toàn một cách quá mức, ít khi trao quyền và không để cho nhân viên có cơ hội được thể hiện khả năng.

4. Thiên vị. Dành sự quan tâm, đãi ngộ cho một hoặc một số nhân viên mà họ cảm thấy “thích”.

5. Không có các kỳ vọng rõ ràng hoặc hay thay đổi. Nếu không nói cho nhân viên họ cần hoàn thành điều gì và được kỳ vọng đạt kết quả như thế nào thì họ sẽ không bao giờ có động lực để phát triển.

6. “Tạo động lực” bằng nỗi sợ hãi. Luôn đặt ra các mục tiêu xa vời khiến nhân viên “rùng mình” hoặc sử dụng sự “đe dọa” để tăng áp lực hoàn thành nhiệm vụ.

7. Giận dữ. Thế hiện sự lo lắng, khó chịu và cơn thịnh nộ quá thường xuyên sẽ khiến bạn không thể nào làm cho nhân viên cảm phục được. Tốt nhất là hãy học cách kiểm soát cảm xúc.

8. Không thể ra quyết định. Một trong những nhiệm vụ của một nhà quản lý là phải đưa ra quyết định dựa trên hoàn cảnh, đóng góp ý kiến của ban điều hành và nhân viên. Nếu không làm được điều này thì sao bạn có thể vận hành cả một công ty khi nó phát triển mạnh hơn?

9. Không công nhận sự nỗ lực của người khác. Coi thành công của cả nhóm là của mình.

10. Đổ lỗi thất bại cho các thành viên trong nhóm. Điều nực cười của một vị sếp tồi đó là khi thành công thì nhận là nhờ mình nhưng khi gặp khó khăn lại coi sai lầm là của nhân viên!

11. Chỉ “quản lý lên” (manage up). Không ngừng thể hiện bản thân và cố gắng làm hài lòng tất cả các quản lý cấp cao – những người có vai trò và chức vụ cao hơn mình mà không “quản lý xuống” (manage down) – quan tâm tới thành viên trong nhóm.

12. Không bao giờ nói lời xin lỗi. Kể cả khi mắc sai lầm lớn trong chiến thuật hay điều hành thì họ cũng không thừa nhận điều đó.

13. Ngại thay đổi. Bảo thủ, cố chấp với các quan điểm lỗi thời của mình.

14. Không thể truyền cảm hứng cho nhân viên.

15. Trốn tránh. Khi có khó khăn, họ luôn vắng mặt một cách khó hiểu thay vì xuất hiện, trấn an nhân viên và đưa ra giải pháp.

16. Thiếu tầm nhìn, định hướng.

17. Giả dối. Không tạo được sự tin tưởng và khen ngợi một cách thiếu chân thành.

18. Mơ mộng. Luôn nghĩ về các mục tiêu không khả thi.

19. Chỉ tập trung vào công việc, không quan tâm và đồng cảm với đời sống riêng của nhân viên.

20. Hận thù. Nếu nhân viên phản bác lại ý kiến của họ thì họ “thề” rằng sẽ bắt anh ta phải trả giá.

21. Lợi dụng. Luôn muốn nhân viên làm việc hết sức mình để mang lại kết quả họ muốn nhưng khi đã đạt được thì lại phớt lờ, không thừa nhận nỗ lực đó và tìm cách đào thải nhân tài vì sợ rằng chính anh ta sẽ khiến “chiếc ghế” quản lý của họ bị lung lay.

Để nhanh chóng trở thành một chuyên viên Quản trị doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải lựa chọn cho mình một chương trình đào tạo uy tín ở các cơ sở phù hợp. Bạn có thể tham gia chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học tại đây.

 

Đăng ký học Online

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here