TẠI SAO NÊN HỌC TRUNG CẤP KẾ TOÁN TẠI HÀ NỘI
Có thể nói ngành Kế toán hiện tại và tương lai vẫn được các bạn trẻ lựa chọn nhiều nhất. Bởi vì đây là ngành học tương đối dễ, thời gian đào tạo ngắn, ra trường tìm được việc làm và có thu nhập ổn định. Trong xã hội, nghề Kế toán gần như là huyết mạch trong hệ thống quản lý của một doanh nghiệp. Hệ thống sổ sách Kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được hiệu quả hoạt động kinh doanh, kiểm soát được thu chi, ngân quỹ, tồn kho, công nợ… Do đó, có thể khẳng định rằng việc lựa chọn học Trung cấp Kế toán sẽ giúp người học có được cơ hội việc làm vô cùng lớn.
Tốt nghiệp Trung cấp Kế toán tại Hà Nội có thể làm gì?
Người học TCKT có vô vàn lựa chọn hấp dẫn, phù hợp về việc làm sau khi tốt nghiệp. Cụ thể là các công việc sau đây:
– Kế toán tổng hợp, Kế toán bán hàng, Kế toán kho, Kế toán công nợ, Kế toán xây dựng, Kế toán thuế,….
– Nhân viên kinh doanh, Nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, Nhân viên quản lí dự án,…
– Chuyên viên phụ trách kế toán, Kiểm toán viên, Nhân viên thuế, Kiểm soát viên, Thủ quỹ, Nhân viên tư vấn tài chính,…
– Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán, Quản lí tài chính,…
Học Trung cấp Kế toán tại trường Cao Đẳng Văn Lang Hà Nội, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản của ngành Kế toán và được rèn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn cho nhiều lĩnh vực như: Kế toán doanh nghiệp, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán thuế, Kế toán tài chính, Kế toán thương mại dịch vụ, …
Đặc biệt, nhà trường tập trung trang bị các kỹ năng thực hành thực tế cho sinh viên, nhằm hỗ trợ sinh viên thích ứng với công việc tại các môi trường làm việc khác nhau và dễ dàng xin việc sau khi ra trường. Bởi với một sinh viên Trung cấp Kế toán mới ra trường, việc thành thạo kỹ năng chuyên môn là quan trọng nhất để “lấy điểm” của nhà tuyển dụng.
Các kỹ năng thực hành được đào tạo như: kỹ năng lập báo cáo tài chính, kỹ năng lập báo cáo thuế, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình báo cáo tài chính, kỹ năng thu nhận và xử lí thông tin,… Trước khi tốt nghiệp, sinh viên học chuyên đề bồi dưỡng tay nghề “Kế toán thực tế và Kế toán thuế” với bộ chứng từ và sổ sách “sống” để có chuẩn bị tốt nhất khi xin việc.
Đối tượng tuyển sinh:
- Học sinh tốt nghiệp THCS (3 năm)
- Học sinh trượt tốt nghiệp THPT (2 năm)
- Học sinh tốt nghiệp THPT (2 năm)
- Sinh viên đã tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH chuyên ngành khác (1 năm)
Phương thức xét tuyển:
Dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, kết giả học tập cuối khóa trong học bạ.
Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Kế toán:
_Hồ sơ học sinh – sinh viên
_Bản sao học bạ (Công chứng)
_Bản sao bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp
_Bản sao giấy khai sinh
_Phong bì dán tem, ghi rõ địa chỉ nhận
_Ảnh 4×6 (4 cái) chụp mới nhất
Bạn có muốn nhận một lời khen ngợi thẳng thắn và tràn đầy sự tin tưởng như vậy không? Hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ để có những hành trang cho nghề kế toán trong tương lai nhé!