Trang chủ KHÓA HỌC Các thủ thuật biến hóa để trở thành một Kế toán chuyên...

Các thủ thuật biến hóa để trở thành một Kế toán chuyên nghiệp

72
0
Chia sẻ

Lọ mọ cả đời làm kế toán mà chẳng thể lên được, chẳng có tý gì khá khẩm hơn. Lý do vì đâu? Không hẳn là vì bạn không cố gắng. Có những cái cần có thủ thuật. Hãy cùng đọc những thủ thuật tích luỹ được của Kế toán Văn Lang để chúng ta cùng phát triển bản thân trong sự nghiệp kế toán nhé!

Ngày nay kế toán được đào tạo rất là nhiều. Bên cạnh đó số lượng các doanh nghiệp mọc ra cũng không kém. “Cung và cầu hầu như là tương đương”. Nhưng điều đáng nói ở đây là tính chất công việc và các số liệu trong kế toán không phải đơn giản. Để có thể trở thành một kế toán giỏi, chuyên nghiệp ngoài vấn đề kiến thức chuyên môn, năng lực, kỹ năng bạn cũng cần có những “mẹo”, những thủ thuật để giúp cho công việc nhanh hơn, chính xác và kịp thời hơn.

Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi của công ty. Từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm. Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật phù phép báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, những thủ thuật này chỉ là biện pháp đối phó nhằm tạo ra ảo tưởng công ty đang làm ăn phát đạt. Vì thế, một khi nhà đầu tư phát hiện doanh nghiệp thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, hậu quả sẽ khó lường. Lấy Enron làm ví dụ, chính kỳ vọng quá lớn của thị trường đã đẩy các nhà lãnh đạo Enron tới hành vi gian lận tài chính. Sau khi bị phanh phui, giá trị của Enron nhanh chóng bị tụt xuống dưới mức 1 tỷ USD so với giá trị thực khoản 30 tỷ và kết cục sau cùng là phá sản.

Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến những thủ thuật hợp pháp, tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, mà các doanh nghiệp Mỹ thường sử dụng, song cũng không mấy xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam.

Các thủ thuật biến hóa để trở thành một Kế toán chuyên nghiệp

1. Thủ thuật phù phép thông qua các ước tính kế toán

Báo cáo tài chính thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp, công ty cũng thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán. Những ước tính này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ hoạt động của công ty.

Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì các giá trị ước tính này không có một tiêu chuẩn chính xác nào nên nó được xem là công cụ đắc lực và hữu hiệu có khả năng phù phép lợi nhuận.  Có lẽ đây là một số thủ thuật thường gặp nhất để làm tăng lợi nhuận cụ thể như: giảm mức dự phòng, giảm khấu hao, giảm giá hàng tồn kho, giảm khoản dự phòng nợ khó đòi hay không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá trị xuống dưới giá trị thuận, hoặc vốn hoá các khoản chi phí không hợp lý, không đủ điểu kiện…

Những thủ thuật dựa trên các ước tính kế toán bản chất không làm tăng lợi nhuận mà đơn thuần chỉ chuyển lợi nhuận của kỳ sang đẩy lên kỳ hiện tại. Và điều tất yếu là lợi nhuận của kỳ sau sẽ giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên mức lợi nhuận càng về sau thì càng cần phải có sự phù phép càng lớn. Điều này khiến cho việc sử dụng những ước tính kế toán trở lên không còn tác dụng hữu hiệu nữa, vô hiệu hoá. Tức nước thì sẽ vỡ bờ, giấy mãi không thể gói được lửa, vậy nên khủng hoảng có thể xảy ra là điều khó tránh khỏi.

2. Thủ thuật phù phép thông qua các giao dịch thực

Ngoài phù phép thông qua các ước tính kế toán thì doanh nghiệp còn có thể sử dụng thủ thuật lợi nhuận thông giàn xếp một số giao dịch thực (Real earnings management) để tăng lợi nhuận trong năm hiện tại. Mặc dù những giao dịch đó có thể không có lợi cho doanh nghiệp về lâu dài.

Thủ thuật tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng

Khi doanh nghiệp nhận thấy có nguy cơ không đạt được kế hoạch đã đặt ra thì một biện pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tăng lợi nhuận đó là giảm giá bán hoặc nới lỏng điều kiện. Điều này có tác dụng thu hút người tiêu dùng nhằm tăng số lượng hàng bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp công bố trước kế hoạch tăng giá bán đầu năm sau để kích thích và tạo hiệu ứng tích trữ, mua trước dự phòng.

Ví dụ: Công ty sản xuất ô tô đang muốn tăng lợi nhuận của quý IV/2017 thì công ty có thể công bố những chiến lược, kế hoạch tăng giá bán từ quý I/2018. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang tăng giá nên sẽ dự trữ, tích trữ trước. Do đó lập tức doanh thu quý IV/2016 sẽ tăng vọt. Hai biện pháp nêu trên thực chất là làm cho lợi nhuận năm nay của công ty tăng, nhưng các năm sau lợi nhuận sẽ bị giảm. Vì thực chất hành động đó là công ty đã chuyển lợi nhuận của năm sau sang năm hiện tại. Mặt khác, việc tăng giá bán năm sau còn làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty, doanh nghiệp đó với các đối thủ.

Cắt giảm chi phí hữu ích

Chi phí hữu ích như các chi phí nghiên cứ và phát triển (R&D), chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị hay chi phí quảng cáo… Cắt giảm những chi phí này cũng là một thủ thuật để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên đây là những khoản chi phí có vai trò quan trọng đối với chiến lược kinh doanh trong tương lai và sự phát triển bền vừng lâu dài của doanh nghiệp. Do đó nếu sử dụng biện pháp này đồng nghĩa với việc chấp nhận hy sinh một khoản lợi nhuận tiềm năng có thể có trong tương lai. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần chú ý điều tiết để sử dụng biện pháp, thủ thuật này một cách hợp lý.

Trì hoãn việc thanh lý TSCĐ không có nhu cầu sử dụng hoặc những khoản đầu từ không hiệu quả

Những tài sản mà doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng hay những khoản đầu tư mà không đem lại hiệu quả thì một giải pháp tối ưu nhất là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, việc thanh lý tài sản thường kèm theo một khoản lỗ trong năm hiện tại. Vì vậy nếu doanh nghiệp có nguy cơ lợi nhuận không đạt mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo công ty có thể dùng biện pháp trì hoãn thanh lý, không muốn thanh lý. Mặc dù hành động trì hoãn này sẽ có thể gây nhiều thiệt hại cho công ty như phát sinh chi phí quản lý, bảo quản, cản trở không gian hoạt động sản xuất. Với các tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ.

Bán các khoản đầu tư hiệu quả

Một biện pháp, thủ thuật nữa cũng được các công ty có thể sử dụng đó là bán các khoản đầu tư sinh lời nhằm tăng lợi nhuận cho năm hiện tại. Thủ thuật này được ví như hành động gặt lúa non. Những công ty áp dụng biện pháp này đồng nghĩa với việc tự nguyện bỏ qua tiềm năng sinh lời lớn trong tương lai từ những khoản đầu tư này.

Sản xuất vượt mức công suất tối ưu

Mỗi một doanh nghiệp đều có một định mức công suất tối ưu tuỳ thuộc vào năng lực nội tại bên trong doanh nghiệp và tuỳ thuộc vào điều kiện thị trường lúc bấy giờ. Tuy nhiên trong trường hợp công ty cần tăng lợi nhuận thì có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Việc này cho phép công ty giảm giá thành đơn vị sản phẩm nhờ việc tận dụng chi phí cố định. Hạn chế của biện pháp này là máy móc, cơ sở thiết bị phải hoạt động quá mức, và có thể ảnh hưởng đến năng suất và độ bền của chúng. Ngoài ra nếu sản phẩm sản xuất ra nhiều mà không bán được sẽ lại phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho sẽ bị giảm giá trị.

Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước tính kế toán hay các giao dịch thực), về bản chất chỉ là chuyển lợi nhuận của các năm sau sang năm hiện tại. Điểm khác biệt ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi khả năng sinh lời đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép lợi nhuận sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của công ty trong dài hạn. Xét về mặt này, làm tăng lợi nhuận thông qua các ước tính kế toán sẽ có lợi và được ưa chuộng hơn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp việc sử dụng những ước tính kế toán không đủ sức giúp cho các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận như kỳ vọng và có thể gặp phải trở ngại từ bên phía kiểm toán. Do đó, doanh nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng lợi nhuận. Dù những kiểm toán viên có phát hiện ra những thủ thuật này nhưng vì nó được tuân thủ theo đúng các chuẩn mực kế toán nên cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại được.

Bài viết trên chia sẻ những thủ thuật tưởng chừng như đơn giản nhưng không biết chúng thì đúng là phí cả đời làm kế toán. Nó sẽ giúp ích cho bạn trong công việc rất nhiều những khi cần tới.

Tuy nhiên, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi cho nhà đầu tư cũng như cho chính công ty. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn. Vì bê bối tài chính của một công ty không chỉ ảnh hưởng riêng đến công ty đó mà còn làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của “Overvaluation”, các doanh nghiệp cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để không đầy mọi việc đi quá xa vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều khi lợi ích ngắn hạn của “Overvaluation” quá hấp dẫn khiến các doanh nghiệp khó có thể cưỡng lại được. Theo như nhận xét của Giáo sư M.C Jensen, Giám đốc công ty Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Monitor Group: “Overvaluation cũng giống như một loại heroin. Nó mang cho ta cảm giác lâng lâng lúc ban đầu, nhưng không lâu sau đó sẽ là những nổi đau khôn cùng”.

Sưu tầm

Đăng ký học Online

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here